Sign in
Log inSign up
Phim The Vietnam war - những điều đọng lại

Phim The Vietnam war - những điều đọng lại

cuongmx
·May 21, 2020·

5 min read

Mua tài khoản Netflix chủ yếu để học tiếng Anh, lúc đầu thì cũng hiệu quả đấy, dần dần thế nào tôi lại bị cuốn vào mấy bộ phim hình sự trinh thám, thế là phải bật phụ đề lên xem. Sợ lâu thành quen, thế là dạo gần đây tôi quyết định chuyển sang thể loại phim tài liệu để coi như học được điều gì đó.

image.png

The Vietnam war là phim tài liệu đầu tiên tôi xem trên Netflix, một phần xem review thấy nằm trong top, 1 phần vì tôi cũng thích mấy thể loại lịch sử này. Bài viết chỉ là cảm nhận của tôi rút ra được sau khi xem nội dung phim này (không bị cấm ở Việt Nam và nội dung phim có thể đúng, có thể sai), hoàn toàn không muốn gây ra điều gì tranh cãi về quan điểm chính trị.

image.png

Bao trùm lên cả 10 tập phim là 1 thông điệp hết sức rõ ràng "Chiến tranh là tàn khốc, dù là thắng hay thua đều là tàn khốc". Rõ ràng 1 điều, khi đánh nhau, không thể nào nhân từ và tôn trọng đối thủ được, chỉ có căm hận và mạt sát. Đừng bao giờ hi vọng khi bị bắt lại được đối thủ tôn trọng, đối xử công bằng. Đơn giản vì chiến tranh rất hà khắc, chỉ cần yếu lòng 1 chút là mọi nỗ lực và sự hi sinh của đồng đội sẽ đi hết xuống sông xuống biển. Chính xác thì những người trong cuộc mới hiểu tâm lý lúc đó, có lẽ là lo lắng rồi cay cú và tức giận. Xem phim tôi đã không còn nhìn thấy những chiến binh Mỹ anh hùng, gan lỳ, coi boom đạn như cỏ dại như trong những bộ phim của Hollywood mà nó đi sát hơn với thực tế tâm lý của con người đó là sợ cái chết nhưng khi bị ép vào chỗ chết rồi lại bùng lên mạnh mẽ và chiến đấu vì sự sống. Trong phim không để cập đến diễn biến tâm lý của quân ta nhưng tôi hoàn toàn có thể tưởng tượng ra cảnh vật nó khủng khiếp thế nào, lúc đấy chắc chỉ có a-lô-xô lên mà dành giật lấy sự sống, thật đúng là một thời máu lửa.

Có 5 ý mà tôi đã ngắn gọn rút ra được sau khi xem bộ phim này muốn note nhanh lại:

image.png

Chiến tranh Việt Nam rõ ràng không phải là nội chiến. Mỹ vì sợ cộng sản mà đổ bao nhiêu là của cải, binh lính vào Việt Nam và cũng là vi phạm hiệp định Geneve (Mỹ không ký). Nếu nọi chuyện diễn ra tốt đẹp theo Geneve thì năm 57 đã có tổng tuyển cử và thống nhất đất nước rồi. Chiến tranh là chiến tranh giữa Quân đội Việt Nam với Quân đội Mỹ mà đoạn về sau là giữa Quân đội Việt Nam và đệ của Quân đội Mỹ.

image.png

Nguồn ảnh: [Wikipedia](vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Ho_ChiMinh(third_from_left_standing%29_and_the_OSS_in_1945.jpg)

Bác Hồ thích cách mà người Mỹ dành độc lập dân tộc và xây dựng kinh tế. Mô hình dành độc lập dân tộc sau đó đi lên bằng kinh tế để thành cường quốc mà Mỹ đã thực hiện rõ ràng là một mô hình hay và Bác Hồ đã có nghiên cứu kỹ về nước Mỹ và đâu đó cũng muốn Việt Nam đi lên theo cách làm này. Điều này lý giải cho tôi hiểu thắc mắc từ lâu, tại sao Mỹ nó đánh mình thế mà trong tuyên ngôn độc lập Bác lại trích dẫn tuyên ngôn của người Mỹ (hóa ra tuyên ngôn có trước, Mỹ nó đánh VN sau). Giai đoạn đầu, khi chống Nhật thì Mỹ rất thân với Việt Minh và đâu đó có giúp đỡ một số thứ. Tuy nhiên, về sau này, có vẻ như Mỹ lại sợ Cộng Sản và vì lợi ích quốc gia, lại quay đầu bơm tiền cho Pháp để Pháp đánh Việt Minh. Mọi chuyện sau đó thì đã thành lịch sử, Mỹ hung hăn lún sâu hơn vào sai lầm.

Bác Lê Duẩn rõ ràng như 1 người dường như sinh ra là dành cho chiến tranh, một con người gan góc và trung kiên. Tôi có cảm giác nếu khi đó Việt Nam mà mạnh ngang cơ Liên Xô thì chắc đã đánh đông dẹp bắc khắp nơi rồi. Lịch sử có quyền phát xét tất cả mọi thứ nhưng không thể phủ nhận nếu không có sự cố chấp, nén đau thương của bác Duẩn thì chưa chắc Việt Nam đã đẩy lùi được Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Có 1 chi tiết liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khi cơ hội đã chín muồi (1972), TBT Lê Duẩn muốn đánh trận cuối nhưng để rút kinh nghiệm mấy lần trước, TBT đã yêu cầu chính Đại Tướng là người tổng chỉ huy chiến dịch. Cái này thì không rõ thực hư câu chuyện nhưng rõ ràng trong mắt người làm phim và bạn bè thế giới thì Đại Tướng vẫn là một người có tầm ảnh hướng lớn đến quân sự của Việt Nam. Thực tế lâu nay tài liệu lịch sử chỉ nói đến các chi tiết Tướng Giáp trong đánh Pháp, còn trong đánh Mỹ có vẻ chưa nói nhiều, cơ hội tôi sẽ tìm hiểu thêm xem sao.

image.png

Hòa hợp dân tộc: Phim này có cái hay là cho cái nhìn từ 2 phía. Phim có thêm góc nhìn ở phía bên kia, khi có chế độ Ngụy thì họ vẫn phải sinh hoạt, học tập rồi lao động. Có cái là phân hóa giàu nghèo quá cao, hội tư bản được viện trợ, cứ tham nhũng mà lôi tiền ra để tiêu và tôi nghĩ việc không hòa hợp chủ yếu nằm ở đội này, các gia đình được hưởng lợi từ chế độ Ngụy, còn dân nghèo thì họ cũng mơ hồ. Thực tế, trong 1 gia đình, anh em còn có lúc này lúc kia, còn không hòa hợp hết được. Huống hồ ở đây là cắt hết viện trợ, gia đình li tán, chạy toán loạn thì luôn luôn có những oán hận sâu xa. Tuy nhiên, nhìn xa hơn thì dần dần ở các thế sau này, khi tư tưởng cởi mở kết hợp với giáo dục thì tôi nghĩ ranh giới bên này và bên kia sẽ dần được xóa nhòa.

Đánh giá chung: 9/10 (Rất hay)